TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM
TỔ THƯ VIỆN
BÀI GIỚI THIỆU THÁNG 01 – 2024
CUỐN SÁCH: BÁC HỒ CHÚC MỪNG NĂM MỚI
|
Kính thưa các thầy, cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!
Cứ mỗi khi mùa xuân đến, chúng ta lại bồi hồi nhớ đến những vần thơ chúc Tết của Bác. Càng đọc lại nhiều lần ta càng thấy thấm thía hơn phong cách Hồ Chí Minh - đó là sự giản dị. Nói về Người, một nhà văn đã viết: “Sự vĩ đại lên tới tầm cao nhất sẽ sở trở thành giản dị”. Còn một nhà thơ khác thì viết: “Người giản dị nên Người thành vĩ đại”. Đến với buổi giới thiệu sách ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu cuốn sách: “Bác Hồ chúc mừng năm mới” của tác giả Nguyễn Phương Hảo do nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2008. Sách nằm trong tủ sách Hồ Chí Minh với sổ đăng ký cá biệt HCM-00064 tại Thư viện Nhà trường
|
Sinh thời Bác để lại cho chúng ta 22 bài thơ chúc Tết. Bài nào cũng chỉ có từ bốn đến mười câu. Với Bác, văn hay thơ, nghệ thuật hay tuyên truyền đều vì mục đích cao cả là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Thơ ca chính là con người. Vì vậy những bài thơ chúc Tết của Bác luôn giản dị, chân thành, tràn đầy tình cảm gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân như chính cuộc đời của Bác.
Một nhà triết học Ấn Độ khi nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đức tính giản dị là một trạng thái trong sáng nhất của tâm hồn. Bác Hồ mặc bộ quần áo giản dị, viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, xuất hiện một cách giản dị với vẻ mặt tươi cười làm tỏa ra sự trong sáng của một tâm hồn giản dị…”.
Với những bài thơ chúc Tết, Bác đã nói rõ ràng:
“ Mấy lời thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi vừa là mừng Xuân”.
Kêu gọi vì Bác là lãnh tụ của dân tộc. Bác chúc Tết đồng bào vì những tình cảm yêu thương quý trọng mà Người đã suốt đời dành cho nhân dân yêu quý của mình. Sau ngày Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không lâu, thực dân Pháp đã quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Bác Hồ và Trung ương ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngay ngày 22 tháng Chạp năm ấy, Bác đã bí mật chuyển về một địa điểm mới thuộc huyện Thạch Thất (Hà Nội). Là người đứng đầu Chính phủ, chèo lái con thuyền cách mạng trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, ít ai có thể ngờ rằng đúng giao thừa năm ấy (sau khi họp Hội đồng Chính phủ để bàn về công việc cấp bách của kháng chiến), Bác đã có mặt ở Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam (sơ tán ở chùa Trầm, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông cũ) để đọc thơ chúc tết.
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công”.
Bài thơ chính là tiếng kèn xung trận, là lời hiệu triệu của Bác Hồ gửi đến chiến sĩ đồng bào cả nước, thể hiện niềm tin tất thắng của Người. Sau này giáo sư Hà Minh Đức đã viết: "Đây là một trong những bài thơ chúc Tết hay nhất của Bác Hồ. Cả bài thơ là một áng hùng văn, một khúc ca chiến đấu và chiến thắng". Còn nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì viết: "Cả bài thơ phơi phới như buồm căng trước gió, đó là một bài thơ của một niềm tin vững chắc, tiếng nói của những người chiến thắng".
Bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác để lại cho nhân dân ta là bài chúc Tết xuân Kỷ Dậu 1969:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”
Mùa thu năm ấy (mồng 2/9/1969), Bác vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào và chiến sỹ cả nước. Bác đi xa khi nước nhà còn chia cắt. Bài thơ chúc mừng năm mới năm ấy, Bác như dành ưu tiên cho cách mạng miền Nam và Bác đã nói tới niềm vui sum họp.
Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu và sưu tầm cho những ai ham muốn được khám phá văn phong của Người. Đọc cuốn sách ta không chỉ hiểu về một con người mà hơn hết để hiểu về văn phong của Người, sống trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh nhưng không lúc nào có thể làm trai sạn tinh thần của Bác mà hơn hết càng khó khăn, gian khổ bao nhiêu thì càng ánh lên trong Bác niềm lạc quan, yêu đời tha thiết.
Với mong muốn truyền tải được thông điệp trên đến bạn đọc mời tất cả thầy cô giáo cùng các bạn học sinh đến tại thư viện trường THCS Đồng Tâm để đón đọc cuốn sách: “Bác Hồ chúc mừng năm mới” với sổ đăng ký cá biệt HCM-00064 tại Thư viện Nhà trường.
Buổi giới thiệu sách đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại thầy cô và các bạn học sinh trong chương trình giới thiệu sách lần sau.
Xin trân trọng giới thiệu tới thầy cô và các bạn !
Đồng Tâm, ngày 17 tháng 01 năm 2024
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Phạm Thị Chuyền
|
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Đặng Thị Nga
|
TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM
TỔ THƯ VIỆN
BÀI GIỚI THIỆU THÁNG 01 – 2024
CUỐN SÁCH: : TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG
(DÀNH CHO HỌC SINH THCS)
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh yêu mến!
Như chúng ta đã biết, sách là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu giảng dạy, học tập và nâng cao tri thức. Vì vậy, hàng tháng Thư viện chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu những quyển sách mới, sách hay đến bạn đọc. Một trong những cuốn sách đó là Cuốn sách: “Tài liệu học tập Ngữ Văn Hải Dương”
Xứ Đông xưa, Hải Dương nay là địa phương có nền văn hiến lâu đời, nơi đã sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo lỗi lạc như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Danh sư Chu Văn An, Kỳ bút Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nhà viết kịch Lộng Chương, Nhà văn Phù Thăng, Thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa,...Qua các thời kì lịch sử, các nhà văn, nhà thơ của Hải Dương đã đóng góp vào nền văn học dân tộc những tác phẩm có giá trị. Nhiều tác giả đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Vì vậy mà cuốn sách: “Cuốn sách: Tài liệu học tập Ngữ Văn Hải Dương” của Nhà xuất bản Thanh Hóa đã ra đời, khổ sách là 17 x 24,5 cm với 134 trang, xuất bản năm 2017.
Kí hiệu: TKDC-00380 đến TKDC-00431
Toàn bộ màu của trang bìa là màu xanh ngọc bích pha lẫn màu xanh non của lá cây, nổi bật ở giữa là dòng chữ: “Tài liệu học tập Ngữ Văn Hải Dương”. Bên dưới là đền Côn Sơn Kiếp Bạc rất đẹp.
Có thể nói, cuốn: “Tài liệu học tập Ngữ Văn Hải Dương” là cuốn tài liệu không chỉ đáp ứng tốt nhất mục đích, yêu cầu dạy học chương trình Ngữ Văn địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở nói chung, môn ngữ văn nói riêng mà còn góp phần quan trọng trong công tác lưu truyền, tìm hiểu, nghiên cứu, học tập các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật của tỉnh Đông văn hiến, đồng thời thiết thực giáo dục lòng tự hào, khích lệ động viên các thế hệ con em Hải Dương không ngừng tìm tòi, sáng tạo chung sức xây dựng quê hương Hải Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, xứng danh là miền đất “ địa linh, nhân kiệt”.
Hi vọng cuốn sách này sẽ thật sự bổ ích và hỗ trợ hiệu quả cho công việc học tập của các bạn.
Trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các bạn học sinh!
Đồng Tâm, ngày 17 tháng 01 năm 2024
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Phạm Thị Chuyền
|
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Đặng Thị Nga
|